Làng nghề dây keo Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

An Giang hiện có 29 làng nghề được công nhận, nằm trên địa bàn thành phố Long Xuyên, thị xã Tân Châu, huyện Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới, Phú Tân, Tri Tôn và Tịnh Biên.

Xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới) hiện nay có khoảng 7 cơ sở sản xuất dây keo khép kín với hơn 200 hộ làm gia công, giải quyết việc làm cho gần 500 lao động thuộc các ấp. Hình thành từ cách đây trên 50 năm, nghề sản xuất dây keo phục vụ nông nghiệp và đánh bắt thủy sản ở xã Mỹ Hội Đông đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.

Ảnh 1: Quy trình sản xuất của làng nghề được khép kín từ khâu nguyên liệu đến dây thành phẩm.
Ảnh 2: Tùy theo kích cỡ dây mà có những công dụng khác nhau.
Ảnh 3: Quay dây keo tuy không khó nhưng lại khá nhọc công và đòi hỏi sự chăm chỉ, tỉ mỉ của người thợ.
Ảnh 4: Nghề này không thể làm 1 mình, luôn có sự kết hợp giữa 2 người. Một người sẽ đảm nhận việc chia dây và quấn dây, người còn lại nhận nhiệm vụ căng dây và se dây.
Ảnh 5: Khoảng 12 năm trở lại đây, nhờ có điện nên làm dây keo nhẹ công, từ đó thu nhập cao hơn.
Ảnh 6: Người thợ se dây keo không có ngày nghỉ, chỉ dừng tay khi trời mưa hoặc cúp điện. Một ngày, nếu chịu khó làm khoảng 12 – 13 tiếng cũng kiếm được khoảng 300 ngàn đồng.
Ảnh 7: Công việc làm dây keo rất đơn giản, người thợ nhận ống dây từ các cơ sở, sau đó se thành các cuộn dây với kích thước lớn, nhỏ khác nhau theo yêu cầu của chủ cơ sở. Người thợ được chủ các cơ sở trả từ 1.200 – 2.200 đồng/kg tùy kích cỡ, từng loại dây.
Ảnh 8: Nghề sản xuất dây keo phục vụ nông nghiệp và đánh bắt thủy sản ở xã Mỹ Hội Đông đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người dân địa phương. Hiện nay, nghề đã và đang phát triển, thị trường tiêu thụ rộng lớn, từ các tỉnh ĐBSCL, thành phố Hồ Chí Minh và đặc biệt là xuất sang thị trường Campuchia.

Phóng sự ảnh: NSNA Lê Hữu Nghĩa