Hiệu quả xây dựng nông thôn mới ở Thoại Sơn

Thoại Sơn là một huyện thuần nông với diện tích 47.082 ha, trong đó có 40.970 ha đất nông nghiệp. Toàn huyện có 44.680 hộ với 182.043 nhân khẩu; có 3 dân tộc chủ yếu là Kinh, Khmer và người Hoa, trong đó dân tộc Kinh chiếm 97,14{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} (Niên giám thống kê năm 2017). Đi lên trong điều kiện một địa phương nghèo, rất nhiều khó khăn, nhưng với truyền thống anh hùng, Đảng bộ và chính quyền nơi đây luôn chú trọng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng và phát triển quê hương.

Từ khi có Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn 2010 – 2020), từ những thành quả đạt được trước đây, Thoại Sơn đã phát huy sức mạnh nội lực, cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, của Trung ương và đạt được bước nhảy vọt mới.

Hệ thống chính trị vào cuộc

Khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới, Thoại Sơn có xuất phát điểm rất thấp (6 xã đạt 5 – 7/19 tiêu chí, 8 xã đạt dưới 5/19 tiêu chí). Một số người thắc mắc, lấy tiền đâu để xây dựng những công trình với tổng số vốn lên đến hàng ngàn tỷ? Nhiều người nghĩ rằng với vùng nông thôn nghèo mà làm trong một giai đoạn ngắn như thế thì khó thành công. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng tất cả các phương tiện, từ tuyên truyền trực tiếp đến trực quan sinh động, tuyên truyền từ chiều rộng đến chiều sâu để người dân hiểu được họ chính là chủ thể quyết định trong xây dựng nông thôn mới.

Khi người dân đã hiểu rồi thì hệ thống chính trị phải làm trước, làm gương cho nhân dân. Sau lễ phát động và ký kết giao ước, cả hệ thống chính quyền, đoàn thể bắt tay vào việc, phân công phụ trách từng tiêu chí, chỉ tiêu theo phương châm: dễ làm trước, khó làm sau, những tiêu chí không cần vốn làm trước, những tiêu chí cần vốn làm sau. Những địa phương được chọn làm điểm thì tập trung toàn lực để thực hiện, song song đó, những địa phương khác cũng tích cực thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nằm trong tầm tay. Làm đến đâu rút kinh nghiệm đến đó.

Đến giai đoạn nước rút khi Thoại Sơn được chọn làm điểm xây dựng huyện nông thôn mới của tỉnh An Giang, Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới của huyện được thành lập, đi vào hoạt động và thường xuyên được kiện toàn gồm 34 thành viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể liên quan và 14 Chủ tịch Ủy ban nhân dân của 14 xã (trừ 3 thị trấn), do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện làm Trưởng Ban. Tổ công tác giúp việc huyện gồm 21 thành viên là chuyên viên của các ban, ngành, đoàn thể và 14 Phó Chủ tịch phụ trách kinh tế của các xã. Ban chỉ đạo như một dàn hợp xướng dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng.

Ban Chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp các tiêu chí, chỉ tiêu; phân công cán bộ phụ trách tổng hợp, đánh giá, theo dõi tiến độ thực hiện; vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới lồng ghép vào Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; phát động phong trào thi đua “Thoại Sơn chung sức xây dựng nông thôn mới”; thường xuyên thông tin về các mô hình tốt, điển hình tiên tiến để kịp thời động viên, khuyến khích sự nỗ lực phấn đấu của các cơ quan, địa phương, đơn vị và nhân dân; đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ phụ trách nông thôn mới cấp huyện và xã để nâng cao năng lực thực hiện Chương trình. Bên cạnh đó, Ban Quản lý xây dựng Nông thôn mới các xã cũng luôn được củng cố, kiện toàn, đồng thời xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể theo lộ trình, kế hoạch huyện đề ra.

Trên cơ sở phát huy dân chủ, các thành viên Ban Chỉ đạo huyện luôn quan tâm lắng nghe, tranh thủ sự hiến kế của các tầng lớp nhân dân; chủ động liên hệ với các sở, ban, ngành tỉnh để tiếp nhận các chủ trương, chính sách mới, các văn bản chỉ đạo có liên quan đến xây dựng nông thôn mới và nguồn kinh phí để tham mưu triển khai thực hiện; trực tiếp hỗ trợ các xã điều tra, khảo sát, cập nhật, tổng hợp số liệu theo từng tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể. Phối hợp với các cơ quan, ban ngành và đoàn thể huyện, Ban Chỉ đạo hướng dẫn các xã đánh giá chính xác mức độ đạt từng tiêu chí, chỉ tiêu; hỗ trợ các xã xây dựng kế hoạch, lộ trình và giải pháp thực hiện, đảm bảo hoàn thành kế hoạch đối với các xã nói riêng và của huyện nói chung.

Định kỳ hàng tháng, quý, năm, Ban Chỉ đạo huyện tổ chức sơ, tổng kết, đánh giá tiến độ xây dựng nông thôn mới, rút ra những mặt hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện tốt hơn cho thời gian tới, xét khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, tạo thêm động lực phấn đấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Hiệu quả Nhà nước và nhân dân cùng làm

Dựa vào dân, Thoại Sơn vốn là một địa phương có phong trào làm công tác xã hội từ thiện nổi bật trong tỉnh, thì nay lại càng có điều kiện để phát huy. Kinh tế xã hội phát triển, sức người, sức của tiếp tục được huy động nhiều hơn, cùng với vốn ngân sách để xây dựng các công trình cầu đường, cất nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết, nhà mái ấm tình thương…; đường sá, cầu cống ngày càng rộng rãi, khang trang, đi lại, giao thương dễ dàng, mọi gia đình đều có điều kiện để “an cư lạc nghiệp”. Nhà nước thì đầu tư xây dựng những công trình lớn như trường học, trụ sở, trung tâm văn hóa học tập cộng đồng…

Qua 8 năm, tổng kinh phí đã huy động để thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới trên địa bàn huyện là rất lớn, với con số lên đến 2.119 tỷ 359 triệu đồng, trong đó: ngân sách Trung ương chiếm 4,56{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} (96 tỷ 686 triệu đồng), ngân sách tỉnh chiếm 53,2{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} (1.127 tỷ 432 triệu đồng), ngân sách huyện chiếm 9,5{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} (201 tỷ 391 triệu đồng), ngân sách xã chiếm 0,18{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} (3 tỷ 815 triệu đồng), vốn nhân dân đóng góp chiếm 11,82{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} (250 tỷ 450 triệu đồng), còn lại là các nguồn vốn khác.

Đầu tư cho sản xuất là nhiệm vụ quan trọng nhất nhằm nâng cao đời sống của nhân dân. Các mô hình sản xuất tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm gắn với thị trường xuất khẩu được nông dân tích cực hưởng ứng. Từ 2010 đến nay, huyện tăng cường vận động nông dân sản xuất theo hướng nông nghiệp công nghệ cao với 27 mô hình và các chương trình trọng điểm như: Mô hình trồng cây ăn trái ứng dụng công nghệ cao, trồng rau trong nhà lưới, trồng nấm trong nhà, nhân giống lúa cộng đồng, mô hình canh tác lúa ít phát thải khí nhà kính áp dụng biện pháp tưới ướt – khô xen kẽ, sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế GlobalGAP (thực hiện tại xã Vĩnh Khánh với diện tích 30 ha, bước đầu xây dựng thương hiệu lúa gạo trên thị trường nội địa và quốc tế), mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, mô hình công nghệ sinh thái trồng hoa trên bờ ruộng thu hút thiên địch, cân bằng sinh thái giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, mô hình cánh đồng lớn liên kết sản xuất giữa nông dân – doanh nghiệp với trên 3.400 ha đã tăng hiệu quả của việc liên kết 4 nhà1, giúp nông dân tiếp cận vật tư nông nghiệp với giá cả, chất lượng đảm bảo, đầu ra ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi nhuận; góp phần giải quyết tình trạng manh mún về đất đai và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp với diện tích 135 ha tại xã An Bình, sản xuất và tiêu thụ lúa qua hợp đồng với tổ hợp tác, hợp tác xã, diện tích áp dụng “1 phải, 5 giảm” tăng nhanh.

Các chương trình khuyến nông được đẩy mạnh. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ngày càng rộng rãi với trên 90{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} diện tích sản xuất sử dụng giống xác nhận; xây dựng các mô hình điểm về sản xuất lúa an toàn, chất lượng theo mô hình cánh đồng lớn. Phương tiện cơ giới được đầu tư, sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là đầu tư công nghệ nhằm giảm thất thoát trong và sau thu hoạch. Chương trình xã hội hóa và thương mại hóa sản xuất lúa giống đã tạo ra sự đột phá cho phát triển nông nghiệp. Đến nay, diện tích sản xuất giống ổn định ở mức 2.000 ha, đáp ứng 100{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} nhu cầu lúa giống cho toàn huyện và tiêu thụ ở các huyện, tỉnh lân cận. Năng suất lúa bình quân ổn định từ 6,2 – 6,4 tấn/ha, sản lượng đạt gần 700.000 tấn.

Chăn nuôi theo phương thức trang trại phát triển nhanh với quy mô lớn. Các mô hình chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao như: mô hình trình diễn giống vịt siêu nạc kết hợp ứng dụng chế phẩm probiotic; mô hình vịt chuyên trứng; phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản, bò thịt theo quy mô trang trại, các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học được áp dụng rộng rãi vừa nâng cao chất lượng sản phẩm, vừa bảo đảm môi trường sinh thái v.v…

Các mô hình sản xuất trên đã góp phần quan trọng nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 47,425 triệu đồng/năm, tăng gấp 3 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,98{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4}. Thoại Sơn ngày nay như được thay áo mới, bừng lên sức sống của mùa xuân!

Niềm tin và quyết tâm mạnh mẽ

Thời gian trước đây, dư luận báo chí lo ngại khi có những địa phương xây dựng nông thôn mới xong thì để lại số nợ đọng xây dựng cơ bản rất lớn mà hiệu quả tác động đến đời sống người dân thì không nhiều; người dân có vẻ như thờ ơ với chương trình này. Ở tỉnh An Giang nói chung và huyện Thoại Sơn nói riêng thì ngược lại, việc xây dựng nông thôn mới được xác định trước hết là phải đem lại lợi ích thiết thực cho người dân chứ không đơn thuần là chạy theo thành tích để “làm một bản báo cáo cho oai”.

Đặc biệt, ở Thoại Sơn có những địa phương sau khi đã công bố đạt chuẩn xã nông thôn mới mà còn dư trên 1 tỷ đồng nhân dân đóng góp để đầu tư cho giai đoạn sau (giai đoạn nông thôn mới nâng cao). Điều đó cho thấy, một khi người dân đã tin tưởng vào Đảng, chính quyền trên cơ sở phát huy dân chủ, công khai, minh bạch thì họ sẽ không ngại đóng góp cho cái chung. Niềm tin đó còn được thể hiện qua điều tra, tỷ lệ người dân hài lòng với kết quả xây dựng nông thôn mới đạt trên 98{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4}.

Người dân ở Thoại Sơn hài lòng khi các mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao cho họ, đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên rõ rệt. Người dân hài lòng khi được đầu tư hệ thống trường lớp khang trang, đạt chuẩn quốc gia để con em họ có đầy đủ điều kiện học tập, phát triển khả năng, tài năng. Người dân hài lòng khi được quan tâm đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Và người dân hài lòng khi ở địa phương có nhiều điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi lành mạnh v.v…

Thoại Sơn là địa phương đầu tiên trong tỉnh đạt được 2 danh hiệu anh hùng, nay lại thêm niềm tự hào là huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới; thật xứng đáng với bậc tiền nhân khai hoang mở cõi, khai sinh ra vùng đất này – một vị tướng tài ba, một nhà doanh điền lỗi lạc Thoại Ngọc Hầu – Nguyễn Văn Thoại.

“Thời gian tới, Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục là trọng tâm, thường xuyên của cấp ủy, chính quyền và nhân dân Thoại Sơn. Do đó, huyện sẽ tiếp tục huy động các nguồn lực hỗ trợ để không ngừng nâng cao các tiêu chí xã, huyện nông thôn mới, nhất là các tiêu chí về sản xuất, văn hóa, y tế, giáo dục, môi trường. Tiếp tục huy động sự tham gia tích cực, hiệu quả của các tổ chức, đoàn thể chính trị – xã hội, các thành phần kinh tế và toàn dân trong việc thực hiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao và các mô hình nông thôn mới kiểu mẫu, thực hiện nhất quán phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Phấn đấu đến năm 2020 có 20{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} và đến năm 2025 có 100{fb72bbfdc4a578d027b556b83290df3d4a0d2dba3541c6c431f41d65a7fb72a4} số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Phấn đấu giai đoạn 2020 – 2025, đạt chuẩn huyện nông thôn mới kiểu mẫu” – Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phạm Minh Tâm cho biết.

Với những thành tựu đã đạt được, với niềm tin và quyết tâm mạnh mẽ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây, tin rằng Thoại Sơn sẽ luôn là một điểm sáng trong công cuộc xây dựng và phát triển.

CHÚ THÍCH

1. Liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp và nhà khoa học dưới sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững; tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn, hiện đại.

Nguyễn Quốc Khánh
(Ảnh: Quảng Ngọc Minh)