Tọa đàm Văn học “Thơ Haiku Nhật Bản trong văn học và đời sống”

Sáng ngày 03/11/2020, bộ môn Ngữ văn, khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang tổ chức buổi Tọa đàm Văn học “Thơ Haiku Nhật Bản trong văn học và đời sống” tại phòng Chuyên đề 3, khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang.

TS. Nguyễn Thanh Phong – Trưởng bộ môn Ngữ văn – chia sẻ tại buổi tọa đàm
Nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ – Phân hội Trưởng Phân hội Văn học tỉnh An Giang – chia sẻ tại buổi tọa đàm

Đến tham dự buổi tọa đàm có Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Linh – Phó Trưởng khoa Sư phạm Trường Đại học An Giang; Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong – Trưởng bộ môn Ngữ văn, khoa Sư phạm; Nhà thơ Lâm Long Hồ – Ban Biên tập Tạp chí Thất Sơn, Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh An Giang; Nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ – Phân hội Trưởng Phân hội Văn học tỉnh An Giang; các giảng viên bộ môn Ngữ văn, khoa Sư phạm và hơn 50 sinh viên ngữ văn tham dự.

Các diễn giả trò chuyện tại buổi tọa đàm

Với mục đích giao lưu, trao đổi trong sáng tác, giảng dạy giữa giảng viên, giáo viên, nhà thơ và sinh viên ngữ văn, buổi tọa đàm “Thơ Haiku Nhật Bản trong văn học và đời sống” diễn ra sôi nổi với các chủ đề chính như: Thơ Haiku – Tinh hoa văn học Nhật Bản (do giảng viên Huỳnh Thị Diễm trình bày); Thơ Haiku trên thế giới hiện nay (do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Phong trình bày); Truyền bá và sáng tác thơ Haiku ở Việt Nam (do Nhà thơ Lâm Long Hồ trình bày); Kinh nghiệm thưởng thức thơ Haiku (do Nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ trình bày); Kinh nghiệm giảng dạy thơ Haiku ở trường trung học phổ thông (do cô Võ Hoài Danh – Giáo viên Trường Phổ thông Thực hành Sư phạm, Trường Đại học An Giang trình bày).

Tiến sĩ Lâm Thị Mỹ Linh – Phó Trưởng khoa Sư phạm (giữa) trao chứng nhận tham gia tọa đàm cho các diễn giả

Buổi tọa đàm đã giúp cho giảng viên, giáo viên và sinh viên tìm hiểu sâu hơn về nguồn gốc, xuất xứ, vai trò, ý nghĩa của việc học, giảng dạy thơ Haiku trên bục giảng, cũng như việc tiếp cận, thưởng thức, cảm thụ, sáng tác thơ Haiku ở Việt Nam và trên thế giới. Qua đó, buổi tọa đàm còn mang đến cho giảng viên, giáo viên và sinh viên nhiều kiến thức, hiểu biết về văn hóa Nhật Bản, cách truyền bá, tiếp cận của thơ Haiku vào nước ta như thế nào.

Tin & ảnh: Trần Tâm