Trại sáng tác Văn học tổ chức tại miền biên Tri Tôn

Chào mừng kỷ niệm 190 thành lập tỉnh An Giang (1832 – 2022) và thực hiện kế hoạch hoạt động năm 2022 của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh An Giang, Phân hội Văn học An Giang phối hợp với Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang và Hội Văn học nghệ thuật huyện Tri Tôn tổ chức Trại sáng tác Văn học tại huyện Tri Tôn trong 2 ngày (từ ngày 24 – 25/6/2022) cho 20 trại viên gồm: 07 hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và 13 hội viên Phân hội Văn học An Giang tham dự.

Phân hội Văn học An Giang phối hợp với Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang và Hội Văn học nghệ thuật huyện Tri Tôn tổ chức Trại sáng tác Văn học tại huyện Tri Tôn
Phân hội Văn học An Giang phối hợp với Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang và Hội Văn học nghệ thuật huyện Tri Tôn tổ chức Trại sáng tác Văn học tại huyện Tri Tôn

Tại buổi lễ khai mạc, đại diện Hội Văn học nghệ thuật huyện Tri Tôn đã giới thiệu tóm tắt về hình ảnh quê hương và con người Tri Tôn anh dũng, kiên cường trong kháng chiến và năng động, sáng tạo trong xây dựng cuộc sống mới, góp phần phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh…

Tại buổi lễ khai mạc, đại diện Hội Văn học nghệ thuật huyện Tri Tôn đã giới thiệu tóm tắt về hình ảnh quê hương và con người Tri Tôn
Tại buổi lễ khai mạc, đại diện Hội Văn học nghệ thuật huyện Tri Tôn đã giới thiệu tóm tắt về hình ảnh quê hương và con người Tri Tôn
Tại buổi lễ khai mạc, đại diện Hội Văn học nghệ thuật huyện Tri Tôn đã giới thiệu tóm tắt về hình ảnh quê hương và con người Tri Tôn

Nhà thơ Phạm Nguyên Thạch (Chi hội trưởng Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang) chia sẻ: Đây là chuyến tham quan, thực tế hết sức ý nghĩa, nó không chỉ giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, gắn kết tình cảm, truyền cảm hứng, động lực giữa các nhà văn thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang, hội viên Phân hội Văn học An Giang và hội viên Hội VHNT huyện Tri Tôn, mà còn tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền thống, về sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang. Đây còn là tư liệu quý để văn nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm hay viết về vùng núi Tri Tôn anh hùng, sáng tạo, đổi mới và phát triển.

Trại sáng tác tạo điều kiện giao lưu, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, gắn kết tình cảm, truyền cảm hứng, động lực giữa các nhà văn thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh An Giang, hội viên Phân hội Văn học An Giang và hội viên Hội VHNT huyện Tri Tôn
Trại còn là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền thống, về sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang
Trại còn là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền thống, về sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang

Trong 02 ngày thực tế đoàn đã đến thăm và tham quan: Nhà mồ Ba Chúc, Căn cứ cách mạng Ô Tà Sóc, Đồi Tức Dụp. Ngoài ra, đoàn còn đến tham quan hồ Ô Tà Sóc; hồ Soài So; cầu Sắt Vĩnh Thông; công viên Võ Văn Kiệt; viếng mộ liệt sĩ Néang Nghés; gặp gỡ một số gương điển hình trong trong học tập và làm theo Bác, trong xây dựng nông thôn mới.

Trại còn là dịp để tuyên truyền, giáo dục truyền thống lịch sử, cách mạng, khơi dậy tình yêu quê hương, lòng tự hào về truyền thống, về sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh An Giang

Sau 02 tháng các trại viên sẽ gửi tác phẩm để Ban Tổ chức trại tuyển chọn, biên tập và in ấn phẩm phục vụ cho lễ bế mạc trại dự kiến cuối tháng 9/2022.

Phóng sự ảnh: Trần Thanh Tâm